Sau Tết Nguyên đán, tình trạng nhập viện do uống
nhiều rượu bia tăng cao. Không ít người uống nhiều rượu nhưng không ăn, gây
tình trạng "no giả”, sau đó tiếp tục bỏ bữa và đi ngủ luôn... khiến chỉ số
đường huyết giảm sâu, dẫn tới bất tỉnh, tổn thương não. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Sức khỏe, Đại học McMaster,
Canada
cho thấy thường xuyên uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Đột quy xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn
hoặc giảm đi, ngăn không cho mô não nhận được oxy và chất dinh dưỡng. Các tế
bào não bắt đầu chết trong vài phút.
Đột quỵ là
một cấp cứu y tế nên việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Cấp cứu sớm, kịp
thời có thể làm giảm tổn thương não và các biến chứng. Trên thế giới, mỗi năm
có 15 triệu người bị đột quỵ. Trong số này, 5 triệu người chết và 5 triệu người
khác bị tàn tật vĩnh viễn, tạo gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000
người bị đột quỵ. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổi,
yếu tố di truyền, lối sống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát
căn bệnh này, đặc biệt là việc kiểm soát lượng rượu bia sử dụng hàng ngày.
Mối liên hệ
giữa rượu và nguy cơ đột quỵ cũng đã được đề cập trong một số nghiên cứu dịch
tễ học. Đáng chú ý, kết quả cho thấy uống rượu vang, bia hay rượu mạnh đều gây tác hại tăng nguy cơ đột quỵ
như nhau. Trên thực tế, không có một tiêu chuẩn cho mức độ tiêu thụ cồn bao nhiêu
là có hại do nguy cơ và hậu quả do sử dụng rượu bia khác nhau phụ thuộc vào
tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn
cảnh và cách thức uống rượu bia khác nhau. Thậm chí một số nhóm đối tượng nguy
cơ cao hoặc cá nhân dễ bị tổn thương còn bị tăng tính nhạy cảm đối với tính
độc, kích thích tâm thần và gây nghiện của rượu bia. Nói một cách khác, không
có mức độ uống rượu bia nào là an toàn. Các bằng chứng khoa học cho thấy uống
một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe
nhất định. Theo công bố
của Tổ chức Y tế Thế giới, những rối loạn chức năng của cơ thể xuất hiện ngay từ
khi uống một lượng rất ít rượu bia.
Vì vậy, hãy hạn chế rượu bia đến mức tối đa, vì không có ngưỡng nào là an
toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng rượu bia, Bộ Y tế cũng
khuyến cáo không nên sử dụng quá 2 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nam giới trưởng
thành, không quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày đối với nữ giới trưởng thành không mang
thai, không trong thời gian cho con bú và sử dụng như vậy không quá 5 ngày
trong tuần.
Theo đó, mỗi đơn vị rượu có thể quy đổi tương đương:
- 30ml rượu mạnh (1 chén hạt mít)
- 100ml rượu vang (khoảng ½ cốc uống nước thông thường)
- 330ml bia tươi (1 lon bia)
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý lượng rượu bia sử dụng này không nên cộng dồn
theo tuần hay theo tháng để sử dụng nhiều bia rượu trong 1 lần và không sử dụng
trong những ngày sau đó.
Những yếu tố
làm tăng nguy cơ đột quỵ:
Đột
quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó chủ yếu là người từ 55 tuổi trở
lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia
tăng, chiếm 10-15% tổng số ca đột quỵ.
Tỷ lệ đột quỵ
ở nam giới trẻ tuổi cũng cao gần gấp 4 lần so với nữ giới. Nguyên nhân của sự
trẻ hóa độ tuổi xảy ra đột quỵ được đánh giá chủ yếu do lối sống thiếu lành
mạnh, đặc biệt phải kể đến việc tiêu thụ rượu bia quá mức.
Những người uống trung bình trên 2 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ
tăng hơn 34% so với những người không sử dụng hoặc sử dụng dưới nửa ly rượu mỗi
ngày, theo một báo cáo trên tạp chí Stroke.
Uống quá
nhiều hoặc uống say được định nghĩa là hơn 5 ly trong một ngày, ít nhất mỗi
tháng một lần - dẫn đến tỷ lệ đột quỵ tăng 39%.
Cũng theo báo cáo này, những người thường xuyên sử dụng rượu với liều
lượng cao sẽ dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra đột quỵ sau tuổi 50. Hơn thế nữa, những
người sử dụng nhiều bia rượu ở độ tuổi trung niên có nguy cơ dẫn đến đột quỵ sớm hơn 5 năm trong đời, bất kể yếu tố di truyền như thế nào.
Các bác sĩ
cảnh báo, thời gian sau Tết Nguyên đán, số trường hợp nhập viện do rượu, bia
thường tăng cao. Để tránh tình trạng phải nhập viện, hay gặp các biến chứng
nguy hiểm nêu ở trên, người dân cần chủ động hạn chế sử dụng rượu, bia. Trường
hợp uống rượu, bia nên lựa chọn các loại rõ nguồn gốc. Trước và trong khi uống
rượu nên ăn kèm các món có nguồn gốc từ tinh bột để tránh hạ đường huyết.
Với trường
hợp say rượu, nếu ngủ quên, người thân cần chủ động đánh thức, cho ăn cháo
loãng, uống nước trái cây... để tránh bị hạ đường huyết. Nếu bệnh nhân lâu
không tỉnh, hoặc không thể ăn uống, hay ăn vào là nôn... cần đưa ngay đến cơ sở
y tế để được xử trí kịp thời.
Bảo An