Những điều cần biết về bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Dengue và cách phòng, chống tại cộng đồng
Theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, Hiện nay, tình hình bệnh Sốt xuất huyết đang có diễn biến phức tạp ở nước ta, 3 tháng đầu năm 2023 số mắc sốt xuất huyết cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022, đặc biệt tại một số tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung. Tích lũy từ đầu năm 2023 đến ngày 17/3, cả nước ghi nhận 20.537 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Viên chức Trạm Y tế xã Trung Phúc, huyện Trùng Khánh tẩm màn chống muỗi
cho bà con nhân dân.
Tại Việt Nam,
dịch tễ học bệnh sốt
xuất huyết lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố và thường tăng cao vào các
tháng mùa mưa. Trong những tuần gần đây đã ghi nhận số mắc tập trung tại một số
tỉnh, đặc biệt tại TP Hà Nội, các tỉnh
khu vực Miền Trung: Thánh Hoá, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và các tỉnh phía
nam Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An và một
số tỉnh khu vực Tây Nguyên là: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
Nguyên nhân của
sự gia tăng dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh Tây Nguyên là do bệnh sốt xuất huyết
thường có tính chất chu kỳ, hiện tượng El Nino gây diễn biến thời tiết bất thường,
nhiệt độ tăng tạo thuận lợi cho muỗi phát sinh, phát triển. Bên cạnh đó, ý thức
của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện
pháp phòng bệnh.
Bệnh Sốt xuất
huyết là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền
qua trung gian truyền bệnh là muỗi đốt và do Virus Dengue gây
nên. Đặc biệt, trong thời
điểm hiện nay, thời tiết nóng nắng, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm là điều kiện để
dịch bệnh Sốt xuất huyết phát triển. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh
sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti thường được gọi là
"muỗi vằn". Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm
trắng. Muỗi vằn thường trú đậu ở những chỗ tối như: Gầm bàn ghế, gầm tủ, trong
buồng tối, sau cánh cửa, chỗ treo quần áo, chăn màn không xếp gọn
gàng... Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày chủ yếu là vào lúc sáng sớm
và chiều tối sẽ làm gia tăng nguy cơ truyền bệnh cho người trong vùng dịch bệnh
lưu hành. Bệnh Sốt xuất huyết thường xảy ra theo mùa, dịch bắt
đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7, 8, 9, 10 là những tháng mùa mưa. Tuy nhiên, những năm gần đây dịch bệnh đã bùng phát và có diễn biến phức
tạp, khó lường.
Bệnh Sốt xuất huyết
thường có các triệu chứng: Sốt cao đột ngột
từ 39- 40ºC và kèm theo dấu hiệu xuất huyết
hoặc các nốt chấm đỏ dưới da từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của bệnh. Là một
bệnh dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng. Do vậy, nếu không
phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh rất dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh
Sốt
xuất huyết thường có các biểu hiện:
Thời kỳ ủ
bệnh: Khoảng 1 tuần, ở thời kỳ này hầu hết người bệnh không có biểu hiện gì đặc
biệt, sau đó người bệnh chuyển sang thời kỳ khởi phát.
Thời kỳ
khởi phát: Người bệnh sốt cao 39 - 40ºC kèm theo rét run, thấy đau đầu, đau nhức
mình mẩy, đau cơ, đau khớp.
Thời kỳ
toàn phát: Người bệnh xuất hiện những chấm, nốt, đám và mảng xuất huyết màu đỏ
hoặc tím bầm rải rác ở mặt trước cẳng chân, mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi,
mạng sườn… kèm theo người bệnh thường hoảng hốt, chân tay lạnh, huyết áp giảm
hoặc kẹt. Bên cạnh đó người bệnh có thể xuất hiện chảy máu cam, chảy máu chân
răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, rong kinh ở nữ giới.
Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình
và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp
phòng bệnh sau:
Thường xuyên
nằm ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày, mặc quần áo dài tay khi lao động ở những
chỗ nghi có muỗi vằn để tránh muỗi đốt.
Tiêu diệt
lăng quăng, bọ gậy, muỗi bằng cách: Thường xuyên
vệ sinh và đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như: chum, thùng, vại, bể... để muỗi không vào đẻ
trứng và phát triển.
Bỏ muối vào
bát nước kê chân chạn để muỗi không có nơi sinh sản, thả cá vào bể nước, lu,
giếng, những dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy.
Vệ sinh nhà ở
sạch sẽ, gấp gọn quần áo, chăn màn để muỗi không có nơi trú ẩn.
Vệ sinh môi
trường xung quanh nhà ở như: phát quang
bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các chỗ trũng có vũng nước đọng, lật úp
các vật dụng chứa nước không dùng đến; Yhu gom những
vật dụng phế thải có khả năng chứa nước như chai lọ, ống bơ...
Sử dụng các
hóa chất để diệt và xua muỗi như hương muỗi, phun thuốc, tẩm màn bằng hóa chất
(lưu ý chất để tẩm màn không độc hại với con người và môi trường xung quanh).
Khi có các
biểu hiện của bệnh, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Ngọc Anh